Ăn chay và sức khỏe (Phần 1)

Như đã hẹn trong bài viết trước kể về cái duyên đến với việc ăn chay của mình, mình tiếp tục những bài viết chia sẻ về những lợi ích của việc ăn chay được nói đến trong cuốn sách rất bổ ích: “Thức ăn và sức khỏe“, của tác giả Avadhutika Anandamitra Acarya, người dịch Vĩnh Phụ, nhà xuất bản Mũi Cà Mau. Cuốn sách này hiện nay mình tìm ở các nhà sách trên mạng không thấy có bán nữa.

Trong cuốn sách nhỏ dài khoảng 150 trang này, tác giả có đề cập đến nhiều khía cạnh khoa học, yoga, tâm linh… Rất nhiều thông tin hữu ích, tuy nhiên mình cũng không có ý định copy đánh máy toàn bộ nội dung cuốn sách đó lên đây. Mình sẵn sàng photo cuốn sách này để tặng cho bạn đọc ở Hà Nội và TP.HCM, nếu bạn sau khi đọc bài viết này thực sự có quan tâm đến vấn đề ăn chay, bạn có thể comment và để lại tên, số điện thoại, mình sẽ photo sách và nhắn bạn đến lấy sách.

Khi nói đến ăn chay, nhiều người sẽ ngay lập tức liên hệ vấn đề này với tôn giáo, cụ thể là đạo Phật. Chính mình cũng từng nghĩ chỉ có những nhà sư, những người đi tu mới ăn chay do đó là quy định của người tu hành Phật giáo. Đến khi tìm hiểu, mình mới biết rằng ăn chay thực sự có nhiều lợi ích cho sức khỏe, mà ngạc nhiên là lợi ích không nằm ở việc thức ăn đó chứa những chất dinh dưỡng gì, bởi nếu nói trên khía cạnh dinh dưỡng thì rất nhiều thức ăn động vật cũng thuộc loại giàu chất dinh dưỡng. Bạn có ngạc nhiên không khi rất nhiều những nhân vật nổi tiếng như: Albert Einstein, Leonardo Da Vinci, Thomas Edison, Issac Newton, Benjamin Franklin, Đạt Lai Lạt Ma, Bill Clinton, Steve Jobs…là những người ăn chay.

Trước tiên chúng ta có thể đi từ câu hỏi: Ăn thịt có hại gì?, có lẽ sẽ nhiều thú vị hơn là việc bạn ngồi đọc 1 thôi một hồi về ăn chay có ích lợi a, b, c… Hãy cùng đi từ việc ăn thịt, bởi vì phần đông trong chúng ta đều là những người ăn thịt.

Tổ tiên chúng ta có phải luôn ăn thịt không? Qua rất nhiều cuộc nghiên cứu và sưu tầm thì các nhà khoa học đã kết luận rằng tổ tiên sơ khỏi của chúng ta là những người ăn rau quả. Trong những thời kì khắc nghiệt, như ở kỉ băng hà cuối cùng, khi thức ăn là rau củ và hoa quả không có sẵn thì con người xa xưa mới bắt đầu ăn thịt để duy trì sự sống. Từ việc này, con người xa xưa hình thành  nên thói quen ăn thịt cho dủ ở cả thời điểm không khắc nghiệt.

Con người ăn thịt có phải điều tự nhiên không? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta có những so sánh sau:

– Động vật ăn thịt: hệ tiêu hóa đơn giản và ngắn, ruột chỉ gấp 3 lần chiều dài cơ thể, giúp đào thải chất độc ra khỏi cơ thể nhanh, bởi vì thịt sống phân hủy rất nhanh và chất độc hại cho máu  nếu bị lưu giữ trong cơ thể lâu sẽ gây ra vi khuẩn trong cơ thể. Dạ dày có lượng axit gấp 10 lần so với động vật không ăn thịt. Đv ăn thịt săn mồi vào ban đêm, ngủ  ngày, không đổ  mồ hôi qua da mà đổ mồ hôi qua lưỡi. Hàm răng khỏe, răng nanh  nhọn, không có răng hàm.

– Động vật ăn cỏ và lá cây: có hàm răng với 24 răng hàm đặc biệt và động tác nhai là chuyển động qua lại để nghiền thức ăn,  bởi cỏ và lá cây có đặc tính là thô ráp nên bước đầu cần được tiêu hóa trong khoang miệng có chất men amylaza. Không có răng sắc nhọn. Thức ăn là thực vật lâu thối rữa hơn nên thời gian lưu trong cơ thể được lâu hơn, nên đv ăn cỏ có hệ thống tiêu hóa dài hơn, ruột có chiều dài gấp 10 lần cơ thể.

– Động vật ăn hoa quả: chủ yếu là giống vượn người, thủy tổ của loài người. Da chúng có hàng triệu lỗ chân lông để tiết mồ hôi, hàm răng nghiền và nhai thức ăn, nước bọt có men để tiêu hóa thức ăn. Ruột rất xoắn cuộn, dài gấp 12 lần chiều dài cơ thể, giúp cho việc tiêu hóa chậm thức ăn.

– Con người: đặc điểm của con người khi phân tích ra thì  rất giống với động vật ăn trái cây, ăn cỏ và không giống đv ăn thịt.

Người ăn chay tránh được một số bệnh. Có thể kể đến đó là:

– Sự đầu độc: con vật trong cơn đâu quằn quại, nỗi khiếp đảm khi bị giết thịt trong cơ thể sẽ tạo ra những phản ứng sinh hóa, thay đổi lượng hoocmon trong máu, các hoocmon này ở lại trong thịt và khi con người ăn thịt vào thì hoocmon này sẽ đầu độc mô cơ của con người, làm xáo trộn tâm trí con người. Viện Dinh Dưỡng của Mỹ đã nói rằng, thịt của xác động vật chứa đầy máu độc và các sản phẩm phụ phế thải.

– Ung thư: những người ăn chay có tỉ lệ mắc ung thư rất thấp, do đó nhóm người ăn chay có tuổi thọ cao hơn nhóm người ăn thịt.

– Thức ăn có chứa hóa chất: Ăn thịt thường được gọi là “ăn ở cuối dây chuyện thức ăn”, dây chuyền đó là: cây cối “ăn” ánh sáng mặt trời, không khí và nước; động vật ăn cây cối, thú lớn; con người ăn động vật. Ngày nay, khi nhiều thức ăn thực vật đường trồng trọt và xử lý bằng hóa chất độc hại. Động vật nuôi ăn thực vật, ăn cỏ khi ăn vào lai giữ những chất độc hại này trong cơ thể chúng, và khi con người ăn thịt thì vô tình đã đưa những chất độc hại đó vào cơ thể mình. Con người ở cuối dây chuyền thức ăn nên người tiếp nhận sự tập trung thuốc trừ sâu và chất độc hại nhiều nhất. Thịt chứa lượng thuốc trừ sâu nhiều gấp 13 lần rau, trái cây và cỏ. Điều này rất có hại cho trẻ sơ sinh và các em nhỏ. Ngoài thuốc trừ sâu đến từ thực vật, các động vật nuôi còn bị cho ăn nhiều hóa chất tăng trọng, tăng nạc, kích thích mau lớn, làm màu thịt đẹp… vậy là đủ loại hóa chất, hoocmon, chất kích thích, chất kháng sinh, thuốc an thần.. được tiêm vào thịt động vật. Con người ăn thịt sẽ đưa các chất hóa học này vào cơ thể mình.

– Bệnh của súc vật: các con vật nuôi cũng mắc những bệnh của riêng chúng. Nhiều bệnh đã bị người sản xuất và kiểm nghiệm làm ngơ. Do quá trình nuôi công nghiệp, khép kín, nhiều động vật nuôi lấy thịt suốt cả thời gian sinh trưởng của chúng không được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và môi trường tự nhiên, điều  này làm mất sự cân bằng hóa học trong cơ thể chúng, gây nên nhiều bệnh về u và dị tật bên trong mà chúng ta không biết.

– Bệnh tim: bệnh tim thường phổ biến ở các xã hội tiêu thụ nhiều thịt, do lượng chất béo trong thịt chứa cholesterol sau quá trình tích lũy sẽ gây ra xơ cứng động mạch, hệ quả là các bệnh huyết áp cao, đột quỵ, đau tim. Chế độ ăn chay với thức ăn thô và có sợi sẽ làm giảm cholesterol.

– Sự thối rữa: Thịt động vật ngay sau khi bị giết mổ sẽ nhanh chóng bắt đầu quá trình thối rữa, vậy bạn tưởng tượng khi thịt ở trên bàn ăn của chúng ta, đặc biệt là các thực phẩm qua giết mổ và nhiều quá trình đông lạnh, vận chuyển, thì mức độ thối rữa đã ở giai đoạn nào. Thịt cần 5 ngày để tiêu hóa hết trong ruột con người, đồ ăn chay thì chỉ cần 1 ngày rưỡi đã có thể được tiêu hóa hết. Vì vậy, ăn thịt chứa nhiều  nguy gây độc hại cho hệ tiêu hóa.

– Bệnh thận, gút, viêm khớp: thận của người ăn thịt cần hoạt động nhiều gấp 3 lần để đào thải chất độc hại so với thận của người ăn chay. Khi thận quá yếu thì sinh ra bệnh gút và  viêm khớp.

– Bài tiết kém: người ăn thịt nhiều sẽ hay bị mắc bệnh táo bón kinh niên do hàm lượng chất xơ trong thịt rất thấp.

———————-

Những thông tin trên đây mình đã tóm lược từ nội dung phần đầu của cuốn sách. Vì tóm lược nên nhiều dẫn chứng là các công trình nghiên cứu khoa học với các số liệu mình không ghi ra đây, nếu bạn có quan tâm và muốn được chia sẻ cuốn sách này thì đừng ngần ngại cứ liên lạc với mình nhé.

Hẳn là đọc xong đến đây thì nhiều người đã e dè và sợ ăn thịt rồi. Tất cả vì sức khỏe của mỗi chúng ta. Chưa nói đến việc chuyển qua ăn chay, mà chỉ cần sau khi đọc bài này, chúng ta cần bằng hơn bữa ăn hàng ngày bằng cách tăng lượng rau củ quả lên và giảm lượng thịt đi, thì mình thiết nghĩ đã là quá tốt rồi. Mình đã chứng kiến rất nhiều bữa ăn gia đình với lượng món ăn từ động vật chiếm tỉ lệ nhiều hơn hẳn so với ăn rau củ, và nguy hiểm thay đó là ngày càng có nhiều các em bé thích ăn fastfood là các loại thịt gà chiên giòn, đồ ăn fastfood dạng này ở tiệm có lẽ là loại thực phẩm nguy hiểm nhất, nếu bạn đã từng được xem chuỗi sản xuất và chế biến fastfood như thế nào.

Mình sẽ tiếp tục chia sẻ nội dung tiếp theo của cuốn sách trong bài viết sau.

0 comments
  1. Chị ơi, chị có biết cái ăn DAS hay low-carb không ạ, em không ăn kiểu đó, nhưng đọc thì thấy bảo ăn nào là giảm cân, nào là chữa được nhiều bệnh. Mà cái đấy ăn đa số lại là ăn thịt. Vậy theo chị thì cách ăn nào sẽ tốt hơn cho sức khoẻ ạ, nhất là cho người muốn giảm cân ý ạ, bởi theo cái trang về DAS thì em thấy họ lại không đồng ý với việc ăn chay có lợi cho sức khoẻ lắm

    1. @Linh: chị biết về phong trào ăn low-carb, về quan điểm cá nhân thì chị nghĩ đây cũng chỉ là 1 trong các phương pháp ăn để giảm cân như nhiều phương pháp khác đã thành phong trào trước đây. PP này có thể giảm cân nhưng giảm cân không đồng nghĩa với việc có 1 sức khoẻ tốt nhé, chị nghĩ mình cần phân biệt rõ 2 điều này. Chị chưa nghiên cứu sâu về DAS nhưng bưax ăn low-carb khá thiếu cân bằng. Cá nhân chị ủng hộ theo phương pháp ăn uống có lợi cho sức khoẻ, cân bằng, chứ không ăn uống để ép mình giảm cân, vì chị nghĩ ko gì hay bằng việc ăn uống đa dạng, cân bằng kết hợp với vận động (bây giờ nhiều ng bị béo do quá ít vận động và ăn junk foods nhiều quá mới dẫn tới bị béo). Nhiều ng ăn chay vẫn béo do cách nấu của họ nhiều món chiên, xào nhiều dầu, nhiều món sử dụng tinh bột để chế ra các món giả thịt, cá, mà ăn thực phẩm nhiều tinh bột và chiên xào nhiều thì không tránh khỏi bị béo rồi. Qua những nghiên cứu khoa học về tác hại của thịt như chị đã đọc được thì chị vẫn tin rằng ăn nhiều thịt là không tốt.

  2. oh! Đây là lần đầu tiên em được đọc một bài viết rất khoa học về việc ăn chay Chị ah.
    Em thích thú nhất là phần phân tích về hệ tiêu hóa của con người khi so sánh với động vật ăn thịt và ăn hoa quả.
    Cảm ơn Chị, (Sách thì em cũng thích nhưng em thấy hơi phiền cho Chị. Hi Hi)
    Chị cứ tóm tắt lại cũng hay ah, nội dung sách và thêm ý kiến chủ quan của Chị vào em đọc thấy rất được.^^

  3. Đọc bài của chị xong e cũng thấy hơi sợ ăn thịt hihi. E cũng muốn đọc quyển sách đó và rủ mọi ng trong nhà cùng đọc nữa. Nên nếu tiện thì chị photo hộ e với ạ. E là Nhung 0987883376

  4. Mình rất quan tâm vấn đề này, phiền bạn phô tô giúp một quyển sách. Mình cảm ơn nhé. Đt của mình là 0913999688.

  5. Tên mình là Ngô Hằng. Số di động: 0936676082. Mình ở Hà Nội. Bạn photo giúp mình quyển sách trên và nhắn tin mình qua lấy nhé. Cảm ơn bạn nhiều lắm. Mình sẽ gửi bạn tiền lúc lấy sách. Tks bạn nhìu

    1. @Ngô Hằng: rất vui vì bạn quan tâm tới cuốn sách, sách này mình photo tặng thôi chứ không tính tiền nong gì bạn nhé, không thì mình cũng ngại lắm. Ngày mai bạn có thể qua hoặc nhờ người qua tiệm bánh tại địa chỉ số 6 ngõ 2 Nguyễn Viết Xuân để nhận sách giúp mình nhé, cảm ơn bạn.

  6. Chị Linh ơi, hiện tại thì em cũng đang tập ăn chay theo tháng, và cũng rất mong có thể có thêm kiến thức về mảng này. Chị cho em đặt 1 cuốn nhé. Lúc nào được chị nhắn giúp, em sẽ qua tiệm bánh luôn. Cảm ơn chì vì thông tin bổ ích và mong chị sẽ tiếp tục Phần 4 ạ

  7. Chào bạn! Mình là Liên, mình rất thích bài viết của bạn và cũng rất muốn được đọc quyển sách mà bạn giới thiệu, bạn vui lòng photo giúp mình 1 cuốn với nhé, mình sẽ gửi bạn chi phí khi đến nhận sách nhé. Cảm ơn bạn nhiều!

  8. Em cám ơn chị vì bài viết..thật hữu duyên biết mấy khi biết ăn chay lợi ích thế nào..thật hữu duyên hơn nữa khi biết tới cuốn sách và được đọc nó..em cám ơn chị nhiều..SĐT của em là 01665522265. Em ở Hà Nội ak..Em cám ơn chị nhìu nhìu ^^

  9. Chào bạn admin và người đã đăng bài viết về ăn chay, đặc biệt về cuốn sách trên, hiện tại mình đang là trưởng phòng dự án của trung tâm Unesco văn hoá ẩm thực chay Việt Nam. Mình cảm ơn bạn đã đăng các bài viết này. Mình muốn được tham khảo những bài viết về thức ăn và sức khỏe như trên, vì hiện tại bên mình đang làm nội dung cho cuốn sách của trung tâm về ăn chay, bạn có thể vào website: hoianchayvietnam.com và fanpage: Trung Tâm Unesco Văn Hoá Ẩm Thực Chay Việt Nam để theo dõi nhé.
    Cảm ơn bạn, bạn có ở HN ko ? mình muốn gặp bạn trực tiếp để trao đổi về những chủ đề chung như ăn chay, sắp tới bên Unesco sẽ làm nhiều các chương trình liên quan tới cộng đồng! nên mong đc kết nối với nhiều bạn bè.
    Số đt của mình: 0169.5.040.768

    1. @Hoài Thương: chào bạn, mình rất sẵn sàng gặp bạn để trao đổi với bạn về chủ đề này. Mình sẽ nhắn tin cho bạn địa chỉ bạn có thể qua lấy sách trước, hoặc bạn có thể xếp lịch hẹn gặp mình sẽ đem sách cho bạn luôn vì hiện mình cũng đang ở Hà Nội. Cảm ơn bạn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You May Also Like