Ăn chay và sức khoẻ (Phần 2)

vegetarian_diet_pyramid
Ảnh từ “foodpyramid.com”

Sau khi đăng phần 1 về vấn đề ăn chay, mình rất vui vì nhiều người quan tâm tới chủ đề này và chia sẻ bài viết, như vậy thông tin hữu ích sẽ  được nhiều người biết đến hơn, và mong cho tất cả chúng ta đều có một chế độ ăn uống khoẻ mạnh.

Trước khi tiếp tục tóm lược cuốn sách, mình nghĩ rằng có 1 số người sẽ nhầm lẫn giữa việc ăn chay và giảm béo. Có rất nhiều món chay, nhiều cách chế biến khác nhau,  nhiều món là nguyên liệu chay đấy nhưng bản thân món ăn lại có nhiều năng lượng do sử dụng nhiều bột, nhiều đường, nhiều chất béo, nên không đảm bảo là người ăn chay sẽ không béo. Đại đa số những người ăn chay có cân nặng thấp hơn, người mảnh dẻ hơn nhóm người ăn thịt, và vẫn có những người dù ăn chay trường vẫn bị béo.

Tất nhiên, chúng ta vẫn có thể sống được nếu ăn “mặn” bình thường, nhưng chế độ ăn chay giúp cho bộ  máy cơ thể chúng ta hoạt động hiệu quả hơn và khoẻ mạnh hơn rất nhiều, vô số cuộc nghiên cứu tiến hành trên đã cho thấy người ăn chay trên thế giới rất khoẻ mạnh. Một vài ví dụ:

–  Những bộ lạc, nhóm cư dân miền núi sống chủ yếu bằng ăn chay thường có tuổi thọ rất cao, như người Hunza ở Ấn Độ sống tới trên 115 tuổi, nhóm cư dân 400 người tại miền núi Ecuador sống trên 100 tuổi đã được khám bệnh kĩ lưỡng và chỉ có 2 ng biểu hiện bệnh tim, nếu như một cuộc khám bệnh như vậy với người Mỹ sẽ cho thấy 95% người mắc bệnh tim.

– Trẻ em ăn chay có răng tốt hơn, ít mắc các bệnh cảm lạnh, dị ứng hơn trẻ em ko ăn chay, ít bị béo phệ hơn, ít mắc bệnh tim hơn.

– Người ăn chay không yếu đuối, xanh xao bệnh tật như nhiều người lầm tưởng, mà ngược lại, khỏe hơn, nhanh nhẹn hơn, sức chịu đựng cao hơn.

– Nhiều lực sĩ đoạt được kỉ lục thế giới là những người ăn chay.

=> các bạn có để ý là trên thế giới, các loài động vật khỏe nhất, sống dai  nhất đều là những động vật ăn cây cỏ: ngựa, bò, trâu, voi..

From: bu.edu
Ảnh từ: “bu.edu”

 

Có đủ dinh dưỡng nếu không ăn thịt không?

Đây là câu hỏi mà hầu hết mọi người đều thắc mắc, hay cụ thể hơn là có đủ protein không, bởi vì nhắc tới thịt là người ta nhắc tới protein – chất dinh dưỡng cần thiết nhất cho cơ thể vì phần lớn các mô cơ thể chúng ta được cấu tạo bởi protein. Tuy nhiên, ăn quá nhiều protein sẽ có hại cho sức khỏe, do nhiều người bị lầm tưởng bởi những chiến dịch quảng cáo. Thực tế chúng ta cần lượng protein ít hơn nhiều so với điều chúng ta nghĩ, và ăn quá nhiều protein gây hại cho gan, thận và dẫn tới nhiều bệnh tật. Số protein dư thừa sẽ được chuyển thành carbohydrate và được trữ lại ở dạng mỡ.

Một quan niệm sai lầm nữa là nhiều người nghĩ protein trong rau thấp kém hơn protein trong thịt. Hạt đậu nành vô cùng giàu protein, có lượng protein gấp 2 lần tìm thấy trong thịt. (đậu nành có 40% protein, 1 miếng steak (bít-tết) ngon nhất chỉ có 20% protein dùng được). Nhiều loại hạt dinh dưỡng như hồ đào, đậu.. có chứa 30% protein.

Thức ăn (100g)

           Lượng protein (g)
Sữa đậu nành (bột) 41.8
Đậu nành (khô) 31.4
Sữa (bột) 26.4
Đậu phộng 26
Đậu 24.7
Thịt bò 20.2
Thịt gà 18.6
Thịt cừu 16.8
Ảnh: familyhealthyplus.com
Ảnh từ “familyhealthyplus.com”

 

Đậu nành, loại đậu thần diệu

Hàng ngày, hơn 1 tỷ người trên thế giới ăn một nguồn protein mà mãi tới nay ở phương Tây mới phát hiện ra, đó là đậu phụ, làm từ hạt đậu  nành, một loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng mà lại rất rẻ. Người phương Đông đã ăn đậu nành từ hàng ngàn năm nay. Hạt đậu nành được gọi bằng nhiều tên như: cây kì diệu, kim cương vàng, hạt đậu thần diệu, vàng từ đất, thịt mọc trên cây leo… vì hàm lượng protein cao và giàu các loại vitamin, chất khoáng (đầy đủ 8 loại acid amin cần thiết theo các tỷ lệ thích hợp). Protein đậu nành vì thế được tiêu hóa tốt hơn, nó không chứa chất béo cứng, không chứa tinh bột làm béo, ít calo, không có thành phần tạo nên cholesterol, không có hóa chất, không mang các bệnh nhiễm trùng của động vật. Đậu nành còn chứa nhiều vitamin B hơn tất cả các loại thức ăn thực vật khác, giàu vitamin A và D.

Carbohydrate: nhiên liệu cho cơ thể

Carbohydrate  (carb) cung cấp nhiệt và năng lượng cần thiết cho hoạt động hàng ngày. Khi ăn chay thì nguồn carb chính là ngũ cốc, hạt đậu, đường, trái cây, khoai tây… Chúng ta cần một lượng carb ít hơn thực tế cơ thể chúng ta ăn vào, và chúng ta hầu  như lại ăn quá nhiều calori rỗng – các loại carb chứa nhiều calo nhưng ít vitamin, khoáng và protein, cụ thể như ăn quá nhiều cơm, bánh mì, nhiều đồ ngọt. Và vì thế, ngày  nay có xu hướng là chúng ta lựa chọn thực phẩm ít tinh chế hơn, như việc ăn ngũ cốc nguyên cám, bánh mì lúa mạch, lúa mạch đen, gạo đỏ, gạo lứt..

Đường: “thuốc độc trắng” – Đườg glucose: là nguồn năng lượng chính của cơ thể, não rất cần tới nó. Nó được tạo ra từ các carb chúng ta ăn vào như đường trong trái cây, rau và các sản phẩm từ sữa, các tinh bột. Đường saccharose là đường tinh chế mà chúng ta sử dụng hàng ngày (đường hạt trắng): đường này cung cấp calori rỗng mà thiếu nhiều vitamin, chất khoáng vì vậy đường ngày không tốt cho sức khỏe. Để giảm đường trong cơ thể, chúng ta thay thế bằng mật ong, mạc nha, maple syrup, trái cây, cắt giảm bánh kẹọ, nước ngọt đóng chai…

Chất béo: với người ăn chay thì nguồn chất béo đến từ các loại dầu thực vật, sữa, bơ, phomat, các loại nuts,.. Dầu thực vật tự nhiên có chứa nhiều chất béo cần thiết mà ăn thịt không có, cũng không sản sinh cholesterol.

Muối khoáng: 

– Chất sắt: nguồn thực phẩm gồm men rượu bia, mầm lúa mì, trái cây phơi khô (mơ, mận, nho khô), đậu nành, rau dền, củ cải đường..

– Canxi: hạnh nhân, sữa, vừng, rau dền, đậu nành, mơ khô..

– I-ốt: rau dền, sữa, củ cải đỏ, muối hạt thô

– Phospho: các sản phẩm từ sữa, men rượu bia, cám và mầm lúa mì, cám gạo, các loại nuts,..

– Magie: hạt hồ đào, đậu nành, các loại rau củ có lá,

– Vitamin: có trong hầu hết các loại rau củ. Vitamin A có trong cà rốt, rau xanh lá, khoai lang, bí đỏ, quả mơ, sữa.. Vitamin B có trong nuts, men rượu bia, mầm lúa mì, cám gạ, hạnh nhân.. Vitamin C có nhiều trong trái cây, cam, chanh, bưởi, quít, cà chua, các loại rau xanh..Vitamin D có nhiều trong bơ, sữa.. Vitamin E có trong đậu nành, khoai lạng, quả đỗ, bơ, rau cải..

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You May Also Like