Ăn sáng với bánh mì là kiểu bữa sáng được ưa thích ở nhà mình. Với bánh mì mình có thật nhiều cách để thay đổi, cả cách Tây lẫn cách Việt. Post này giới thiệu với mọi người 1 vài kiểu “ăn” bánh mì mà mình thường làm nhé.
Đây là bánh mì nướng với topping kiểu pizza nè: gồm có ớt chuông 3 màu, thịt hun khói, hành tây và phomai mozzarella + cheddar.
Đây là bánh mì nướng giòn, sau đó phết hỗn hợp trứng + mayonnaise + celery
Cuối cùng là bánh mì nướng, topping là ham + mozzarella + cheddar.
Ăn sáng với bánh mì kiểu này thật đã ^^
0 comments
Nhìn bánh mà đói bụng quá. Ah mà Chị ơi, hè đến rồi, cho pàkon xin công thức làm yahourt đi. Chẹp chẹp
Ui, nhìn mà đã quá, phải học hỏi thôi. Ah bạn Mai ở trên có hỏi chị cách làm yaourt, nếu được chị giới thiệu cho tụi em biết 1 số cách chế biến lạ lạ với trái cây ăn cho nó mát lòng mát dạ luôn nha ^^ Bình thường em chỉ có trái cây cắt ra chấm muối, trái cây dầm đường, trái cây dầm sữa, hết. 🙂
Chị ơi, e rất muốn làm thử các loại bánh này! Nhưng mà trong bài có một số nguyên liệu e k biết, đó là celery và ham. Chị có thể cho em biết đó là j và mua ở đâu k ạ? Mny tks!!!!!! :X:X:X
Chị ơi chị có thể chỉ e công thức làm món trứng trộn ở trên được ko? E đang ghiền cái món trứng trộn đó nhưng ko biết cách làm, chỉ đi ra ngoài ăn thôi 🙁 Cảm ơn chị nhiều ^^!
1. Có ai biết Wheat Germ là gì ko, mách giúp mình với. Mình đang muốn tìm hiểu về cái này mà không biết nhiều thông tin về nó lắm.
Thanks! Nhiều mọi người nhé!
W.Germ này, nó được làm Từ phôi lúa mì. Cái này có thể ăn liền, dùng làm bánh, dùng nấu cháo cho trẻ em cũng rất tốt. Nhưng không biết ở VN mình đã có sản phẩm này chưa vì mình chỉ thấy nó có ở bên nước ngoài thôi.
6. Mình cũng tìm hiểu được một chút thông tin về cái này, mình share cho các bạn tham khảo nhé.
Tìm hiểu về Phôi lúa mì
– Phôi lúa mì là gì?
Phôi lúa mì (wheat germ) là phần quan trọng nhất của hạt lúa mì, loại cây sống ở vùng ôn đới gần giống với cây lúa ở Việt Nam mà chúng ta dùng để làm ra bột mì, từ đó làm ra cac loại bánh mì, bánh bích quy, bánh ngọt, mì ăn liền… Phần phôi này, sau đó phát triển thành mầm (hay mộng) của hạt và từ đó phát triển thành cây lúa (chính vì vậy, một số tài liệu dịch là mầm lúa mì).
Như bạn có thể nhìn thấy từ biểu đồ hạt nhân lúa mì được chia thành 3 phần riêng biệt:
1. Cám (Bran): Cám là lớp vỏ ngoài chiếm khoảng 14% khối lượng hạt nhân. Nó chứa các chất xơ và bảo vệ các bộ phận bên trong của hạt nhân lúa mì.
Chú ý, phân biệt vỏ cám và vỏ trấu. Vỏ cám của lúa mì khá dày so với lúa gạo. Vỏ trấu của hạt lúa mì hầu như đã bị bóc hết trong quá trình thu hoạch và bảo quản.
2. Nội nhũ (Endosperm): Nội nhũ này chiếm khoảng 83% khối lượng hạt nhân và quá trình chế biến bột mì chính là tách lấy phần màu trắng này. nội nhũ chứa phần lớn nhất của protein, carbohydrates và sắt, và các loại vitamin B chính như riboflavin, niacin, thiamin. Nó cũng là nguồn cung cấp chất xơ.
3. Phôi (Germ): Phôi chiếm khoảng 2,5% khối lượng của hạt.
Phôi là một phần của hạt nhân mà nảy mầm thành cây lúa mì. Phần lớn các chất béo của hạt được chứa trong phôi lúa mì. Phôi chứa hầu hết các chất dinh dưỡng của lúa mì, đồng thời chứa đựng các enzim và kháng thể tự nhiên, nhằm đảm bảo cho hạt có khả năng nảy mầm khi rơi vào môi trường thích hợp để khởi đầu cho cuộc sống mới.
Do mức độ cao các chất dinh dưỡng chứa trong mầm lúa mì, nó được chiết xuất từ hạt lúa mì và được sử dụng như là một bổ sung để tạo ra các bữa ăn lành mạnh.
+ link: Tìm hiểu thêm về hạt lúa mì
– Phôi lúa mì được làm ra như thế nào?
Như các bạn đã thấy, cấu tạo của hạt lúa mì gồm 3 phần riêng biệt là lớp cám, nội nhũ và phôi có tính chất khác nhau, và phôi lúa mì là thành phần đặc biệt, chứa nhiều dinh dưỡng quý, nên trong quá trình chế biến bột mì người ta tìm cách tách riêng.
Hạt lúa mì sau khi được làm sạch, ủ ẩm và đưa vào quá trình nghiền, phần phôi lúa mì và phần cám được được tách dần khỏi bột. phôi lúa mì do tính chất riêng được sàng và tách ra khỏi vỏ cám. Ở nhà máy của chúng tôi, chỉ phần Phôi lúa mì còn nguyên vẹn, mảnh to, không lẫn bột và cám mới được thu hồi để đưa vào chế biến.
Sau khi thu hồi, Phôi lúa mì được đem đi xử lý và để đảm bảo tiệt khuẩn, tạo ra sản phẩm có mùi vị thơm ngon hơn mà vẫn giữ được màu sắc và các giá trị dinh dưỡng đặc biệt của nó. Sau đó, sản phẩm được đưa vào dây chuyền đóng gói, để sản phẩm cách ly hoàn toàn với không khí.
+ link: Tìm hiều thêm về chế biến bột mì
Thành phần dinh dưỡng của Phôi lúa mì
– Thành phần dinh dưỡng
Phôi lúa mì có chứa rất nhiều các vitamin và khoáng chất cần thiết để duy trì hoạt động của cơ thể bên trong của chúng ta mà hầu như không có các tác dụng phụ nào:
Cái này là phôi lúa mì, nó có thể dùng ăn trực tiếp,rắc lên bánh, dùng nấu cháo cho trẻ em cũng có thể dùng say sinh tố, nói chung là dùng làm được nhiều thức lắm.
bác có công thức làm quẩy không Linhihi
nhìn bác làm trông ngon đẹp quá
cám ơn nhé